Dự án MOMA

Mục tiêu dự án

Dự án MOMA gồm 2 mục tiêu dài hạn như sau: (i) tăng cường năng lực cho giảng viên và chất lượng phòng thí nghiệm, qua đó nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo trong lĩnh vực Khoa học phân tử và vật liệu (MMS) tại bốn VPU và (ii) tăng số lượng sinh viên đăng ký vào các ngành khoa học hàng năm. Để đạt được những mục tiêu dài hạn này, các mục tiêu ngắn hạn được đặt ra cho dự án này.

Mục tiêu ngắn hạn đầu tiên là cải tiến các chương trình đào tạo về MMS tại bốn VPU. Theo đó, chương trình đào tạo hiện tại, nặng về học thuật và dựa trên lý thuyết, được nâng cấp bằng cách đưa vào các học phần đào tạo dựa trên nghiên cứu hiện đại. Đặc biệt, tổng cộng 24 học phần trong các lĩnh vực MMS sẽ được thiết kế bởi các chuyên gia và giáo sư từ EPU và VPU dựa trên những hạn chế trong các chương trình đào tạo hiện tại, năng lực của cán bộ giảng viên, trình độ sinh viên và tính khả thi của việc tích hợp vào trong chương trình hiện tại. Các học phần này sẽ được giảng dạy cho sinh viên trong các ngành liên quan tại bốn VPU bởi các giáo sư EPU. Nếu theo học các học phần này, sinh viên được dự kiến ​​sẽ tăng cường các phương pháp học tập cơ bản, tiếp thu kiến ​​thức mới, nâng cao trình độ tiếng Anh của mình và tăng thêm sự quan tâm và chất lượng học tập, bên cạnh đó cán bộ giảng viên được mong đợi sẽ nâng cao kiến ​​thức, kinh nghiệm giảng dạy và kỹ năng cần thiết tiếp quản các học phần trong những năm tiếp theo. Sau này đội ngũ này được tăng cường bằng cách cử cán bộ giảng viên trẻ của bốn VPU tham dự các khóa đào tạo kỹ năng học thuật và kỹ năng mềm tại EPU mỗi năm. Những cán bộ giảng viên này đóng vai trò then chốt trong việc thiết kế và thực hiện các học phần trong suốt thời gian dự án, và tính bền vững của dự án sau khi nó kết thúc.

Mục tiêu thứ hai là nâng cao trình độ tiếng Anh học thuật và kỹ năng viết khoa học cho cán bộ giảng viên và sinh viên tại bốn VPU. Hai học phần tiếng Anh chuyên sâu, một cho cán bộ giảng viên và một cho sinh viên, sẽ được dạy bởi các chuyên gia châu Âu tại mỗi VPU. Ngoài việc đào tạo kỹ năng viết và biên tập khoa học, các học phần tiếng Anh cho cán bộ giảng viên cũng sẽ phát triển các kỹ năng của họ trong việc giảng dạy các học phần khoa học bằng tiếng Anh.

Chương trình đào tạo hiện nay chủ yếu nặng về lý thuyết, một phần là do thiếu các cơ sở thí nghiệm thích hợp. Do đó, để thực hiện chương trình dựa trên nghiên cứu, cần phải nâng cấp các cơ sở thí nghiệm. Đây là mục tiêu ngắn hạn thứ ba của dự án này, đó là để đảm bảo rằng sinh viên được tiếp cận với các phòng thí nghiệm được trang bị tốt và an toàn để bổ sung cho các học phần lý thuyết.

Mục tiêu ngắn hạn thứ tư là nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò quan trọng của khoa học đối với sự phát triển kinh tế xã hội và thu hút học sinh trung học phổ thông, đặc biệt là học sinh ở vùng sâu vùng xa của Việt Nam, theo các ngành khoa học khi vào đại học. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách triển khai một loạt các hoạt động được mô tả trong WP6.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây